BẢN VẼ CẤU TẠO NỘI TẠNG CON NGƯỜI ĐẦU TIÊN TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN TRUNG HOA ĐƯỢC VẼ NHƯ THẾ NÀO?

 

   Từ “Thủ Thuật” trong y học Trung Quốc được dịch là “phẫu thuật” trong y học Việt Nam, được định nghĩa rõ ràng là chỉ sự chữa trị bằng cách dùng thuốc kết hợp dùng vật dụng y học tác động vào cơ thể bệnh nhân. Đây gọi là phương pháp trị liệu chủ yếu ngoại khoa, tục gọi là “khai đao”.

     Người đầu tiên bị mổ bụng trong lịch sử Trung Quốc tên là Vương Tôn Khánh. Triều đại Tây Hán, trước khi Vương Mãng cướp ngôi vua, đông quận thái thú Trạch Nghĩa tạo phản, Vương Tôn Khánh là quân sư của Trạch Nghĩa. Tiêu diệt Trạch Nghĩa xong, Vương Mãng xử tử 3 đời họ Trạch. Năm 16 sau công nguyên, Vương Mãng 61 tuổi, Vương Tôn Khánh bị bắt sau 9 năm lẩn trốn.

     Sách Hán Thư – Vương Mãng Truyện viết: “ Vương Mãng lệnh thái y, quan thượng phương (chức quan quản lý y dược ) và Xảo Đồ cùng mổ bụng Vương Tôn Khánh lấy ngũ tạng ra và lấy que tre nhọn cắt theo mạch máu để đo lường và kiểm nghiệm kinh mạch” Đây là án lệ mổ bụng của người có danh tính rõ ràng đầu tiên được ghi chép trong sử sách Trung Quốc.

     Đến thời Bắc Tống, những năm niên hiệu Khánh Lịch dưới đời vua Tống Nhân Tông (1041-1048), thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Quảng Tây tên là Âu Hy Phạm bị xử tử. Khi hành hình, quan quản lý nhà tù Ngô Giản lệnh thầy thuốc và thợ vẽ cùng đến, mổ và đo từng vị trí của lục phủ ngũ tạng và vẽ nên bản sơ đồ nội tạng chi tiết từng bộ phận trên cơ thể người trưởng thành, đặt tên: “Âu Hy Phạm Ngũ Tạng Đồ”

     Đến những năm niên hiệu Sủng Ninh dưới thời vua Tống Huy Tông (1102-1106), ở Tứ Châu (phía trong huyện Hu Di tỉnh Giang Tô) người ta đã chém đầu một kẻ trộm. Quận thú Lý Di Hành cũng phái thầy thuốc Dương Giới và thợ vẽ đến để tạo nên kiệt tác Tồn Chân Đồ. Bản vẽ nội tạng và kinh mạch cơ thể con người này tỉ mỉ và chính xác hơn bản vẽ Âu Hy Phạm Ngũ Tạng Đồ.

     Nói về lịch sử phẫu thuật thời cổ xưa của Trung Quốc. Trong Tam Quốc Chí – Hoa Đà Truyện có ghi “Một vị sĩ đại phu mắc bệnh nếu không trị thì có thể sống thêm 10 năm. Làm phẫu thuật xong, cũng chỉ sống được 10 năm. Nhưng mà cuối cùng ông ta vẫn chọn phẫu thuật. Quả nhiên 10 năm sau ông ấy qua đời”.

     Kỳ thực phẫu thuật ngoại khoa ở thời Hoa Đà đã có rồi. Các nhà khảo cổ học cũng đã chứng thực được điều này. Tuy nhiên cũng chỉ dùng dao rạch những u nhọt nhỏ thôi chứ không tìm được ghi chép những ca mổ người bệnh để trị liệu trong lịch sử y học cổ truyền Trung Hoa. Đến sau thời Hoa Đà thì việc phẫu thuật ngoại khoa bị mai một không còn nữa. Phải chờ đến nền y học hiện đại từ phương Tây du nhập vào thì Trung Quốc mới chính thức có phẫu thuật cứu người.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.