Phương pháp trị liệu chữa bệnh liên quan đến đường hô hấp và tỳ vị trẻ con của Thần Tự Môn khởi xướng dùng thuốc nhẹ nhàng linh hoạt, không chủ trương dùng thuốc có tính công phá. Đa số họ dùng các sản phẩm có nguồn gốc từ thực phẩm có hoạt chất tốt cho y học. Các bạn vui lòng đọc dưới góc độ thưởng thức các kết quả nghiên cứu y học lâm sàng, không tự ý lấy kiến thức này về tự chữa trị.
1. Nước ép củ cải giảm sưng lồng ngực.
Một bé trai họ Trần, 5 tuổi. Nôn, lạnh, sốt 2 ngày. Sau khi phát bệnh, ho không ngừng, thở dốc liên tục, thở gấp và đờm kết đặc, giọng nói như kéo cưa, khạc đờm dính nhầy không dễ chịu, dạ dày ợ hơi, không muốn ăn ngũ cốc, rêu lưỡi trắng nhầy, mạch nhu (chậm). Triệu chứng này thuộc dạng có đờm ẩm bên trong, cơ chế vận hành khí chuyển biến xấu, lấy tiêu đờm, hạ khí, thở ổn định làm tiêu chí trị liệu. Phương thuốc như sau: Tô Diệp (lá tía tô), Tô Tử (hạt tía tô), Hạnh Nhân, Xuyên Uất Ngân (tên khoa học Curcuma sichuanensis X. X. Chen), Chế Bán Hạ (Bán Hạ đã được ngâm khử độc), Sao Xuyên Phác (xuyên phác sau khi rang) mỗi loại 4.5g, Hóa Quất Hồng (Citrus maxima (Burm.) Merr. cv. Tomentosa ) 3g, Phục Linh 6g, Sao Ý Dĩ Nhân (hạt Ý Dĩ rang) 6g, nước ép củ cải trắng 1 chum, thêm vài giọt gừng tươi, uống khi thuốc còn ấm. 2 thang.
Lần khám thứ hai: Sau khi dùng thuốc, ho thở bình thường, rêu lưỡi từ trắng chuyển sang vàng, cho thấy đờm đã tiêu. Sau khi sử dụng thang thứ nhất thì đờm đã long ra nhiều, đến thang tiếp theo thì khỏi.
Theo y bạ này, bệnh nhân có đờm nhầy, trong quá trình tiêu đờm ở trung thượng nhị tiêu, nước ép củ cải trắng có tác dụng làm tiêu đờm, thêm nước cốt gừng tươi làm cho phân tán hơi trong bụng. Lý Thời Trân dặn Khấu Tông Thích rằng: “Tản khí dùng gừng tươi, hạ khí dùng củ cải” (trích Bản Thảo Cương Mục). Nay hai nước cốt này dùng chung với nhau thì tốt cho lưu thông khí trong lồng ngực. Cuốn sách Phổ Tế Phương viết rằng nước ép củ cải thêm nước cốt gừng trị khản tiếng nói không ra lời, thuốc dùng nhiều củ cải trắng. Hạt củ cải có thể hạ khí, tiêu tích khí và khử đờm. Gốc rễ củ cải già giúp tiêu hóa thức ăn. Củ cải trắng còn tươi thì tốt cho tiêu hóa mà nấu chín lại là đồ bổ. Lúc tươi có vị cay, ngọt, tính ôn “nóng” nên có tác dụng giảm sưng viêm lồng ngực. Lúc nấu chín có vị ngọt, trung hòa dạ dày. Dùng củ cải trắng giã nát ép lấy nước, thêm 2 đến 3 giọt nước cốt gừng tươi trị ho cho trẻ con rất tốt.
2. Quả Qua Lâu màu lòng đỏ trứng giúp nhuận phổi thông tạng
Bé gái họ Thẩm, 5 tuổi. Bị ngoại cảm phong hàn. Nội thương ẩm thực, biểu hiện bệnh ban đầu tương đối rõ rệt. Sau khi uống thuốc chữa theo triệu chứng xong, không còn sợ lạnh nữa, nhưng không giải nhiệt được. Ba ngày sau thân nhiệt nóng bừng, muốn ho nhưng không được, ngực đầy khí thô, bụng trướng, táo bón, tâm lý bồn chồn bất an, miệng khô khát nước, nhưng uống vào thì nôn ngay. Lưỡi đỏ, sợi rêu lưỡi có màu vàng và dày, mạch hoạt trội lên (Hoạt là trơn tru, sức mạch đi trơn tru như chuỗi hạt ngọc lăn dưới ngón tay), nước tiểu ít và có màu vàng. Chứng tỏ tắc nghẽn đờm ở chỗ giao giữa phổi và dạ dày, lưu thông khí không tốt. Trị bằng khổ giáng tân khai, thông tạng tiết nhiệt. Phương thuốc như sau: “Xuyên Liên 2,4g , Chế Bán Hạ 6g, Sao Chỉ Xác 3g, Xuyên Uất Kim 4,5g , Chiết Bối Mẫu 6g, Tiêu Sơn Tra 9g , Tiêu Cốc Nha 9g , Phi Hoạt Thạch 9g (bao), một quả quả Qua Lâu màu lòng đỏ. Một thang.
Tái khám: Sau khi dùng thuốc, đại tiện một lần. ban đầu cứng nhưng sau lỏng, hôi thối. Đổ mồ hôi, giải nhiệt, thở bình thường, đờm giảm, phổi và dạ dày sạch, không giống đang mắc bệnh nữa. Uống thêm hai thang thanh phổ và dạ dày nữa là khoẻ hẳn.
Theo như cách chữa viêm phổi ho có đờm cho trẻ em của Tôn Hạo thì vận dụng quả Qua Lâu (thu hoạch vào tháng 9 đến tháng 10, vỏ quả khô cứng trong gió, ruột quả bên trong ẩm ướt sền sệt như lòng đỏ trứng) có thể nhuận phổi trừ ho, thanh lọc nội tạng. Ưu tiên dùng hạt nhân quả Qua lLâu hoặc vỏ Qua Lâu sấy khô. Bài thuốc này nhằm tiêu đàm tắc nghẽn giữa phổi và dạ dày, giải nhiệt. Dùng Qua Lâu để thanh lọc ngũ tạng, còn vị thuốc Chiết Bối Mẫu có tác dụng thông lồng. Nhà y học Lý Trung Tử tôn sùng Bối Mẫu như vị thuốc chữa tắc nghẽn lồng ngực, còn vị Qua Lâu chuyên trị kết lồng ngực (theo sách Y Tông Mật Độc-BảnThảo Chứng Yếu). Hai vị thuốc này mà kết hợp với nhau thì ắt có công dụng tiêu đàm.
3. Gừng khô thông phổi nhanh chóng trừ hơi lạnh.
Bé trai họ Tôn, 1 tuổi rưỡi. Gió thu thông thống thổi, trẻ cảm thấy lạnh, ngừng trận lạnh thì phát sốt, lên cơn suyễn. Mặt, môi trắng bệch, hơi thở gấp gáp, tiếng thở khò khè, lưỡi viêm, rêu lưỡi trắng dày nhầy, mạch phù trội lên. Chứng này thuộc bệnh phong hàn thắt phổi, đàm ngăn trở đường thở. Cách trị là thanh lọc khí phổi, tiêu đàm. Phương thuốc: Tô Diệp 6g, Tô Tử 3g. Phòng Phong 4.5g, Đàm Đậu Thị 6g, Hạnh Nhân 4.5g , Quất Hồng 3g, Can Khương (gừng khô) 2.4g, Chế Bán Hạ 4.5g, Kim Phất Thảo 4.5g (bao). Sinh Cam Thảo 2.4 g. Một thang.
Tái khám: Sau khi uống thuốc, cơ thể đổ mồ hôi, thân nhiệt giảm, thở bình thường. Mặt và môi đã hồng hào, rêu lưỡi không dày nữa.
Đối với cảm phong hàn của trẻ con, chủ yếu triệu chứng là thở không đều và tiếng thở nghe khò khè, Tôn Hạo dùng gừng khô để giữ ấm, thông phổi. Tôn Hạo (bác sĩ chuyên khoa hô hấp tại bệnh viện nhân dân thành phố Trung Sơn) những năm đầu mới hành nghề đã từng trị cho một đứa trẻ bị chứng phong hàn kiêm hen suyễn. Ông dùng củ hành, Đạm Đậu Thị, Cát Cánh để chữa trị. Trong đó Đạm Đậu Thị vô ý bỏ nhầm Đạm Can Khương (gừng khô) vào, thuốc sau khi sắc xong, bệnh nhân uống một ngụm ngay lập tức lắc đầu thè lưỡi, vẻ mặt khó chịu bất thường. Mẹ bệnh nhân muốn biết nguyên nhân, đã uống thử thuốc. Bà cảm giác vị cay the the, khó nuốt. Bà mẹ liền lấy nồi thuốc đến tra vấn thầy thuốc, sau khi điểm từng vị thuốc trong bã, Tôn Hạo biết mình đã phối nhầm Đạm Đậu Thị thành Đạm Can Khương. Ông vội vội vàng vàng đi thăm khám đứa trẻ, nào ngờ vừa đến nhà, trẻ đã thở ổn định. Kể từ đó thu được kinh nghiệm chữa phong hàn hen suyễn cho trẻ em.
4. Quất Bạch tốt cho dạ dày ích tỳ
Bé trai họ Trương, hơn một tuổi. Cơ thể gầy yếu, không chịu được mùa hè nóng nực. Bước vào tiết nóng, thường phát sốt không thôi, miệng khô khát nước nhưng không muốn ăn, cơ thể ngày càng yếu đi. Mùa hạ sang mùa thu, trẻ tuy bớt sốt nhưng vẫn không muốn ăn, khoang dạ dày đầy khí nóng, đại tiện ít, tiểu tiện trong, rêu lưỡi trắng mỏng. Vị (Dạ dày) là cơ quan nạp thức ăn. Tỳ (lá lách) là cơ quan chuyển hoá chất dinh dưỡng, Tỳ Vị mà khí hư thì có cố nạp thức ăn vào cũng không chuyển hoá thành chất dinh dưỡng được. Phương thuốc: Quất Bạch 60g (sấy), Chích Kê Nội Kim 15g, Nghiền chung thành bột. Chia ra từng phần, mỗi phần 4.5g, Táo đỏ 6 quả sắc lấy nước, phân ra hai lần uống.
Sau một tuần uống thuốc, trẻ đã ăn được nhiều, không còn hiện tượng cứng bụng, chứng tỏ tỳ vị chuyển hoá tốt. Xét tình hình cụ thể thì nên tăng thêm thuốc bổ
Vò quất chín có tác dụng bộ tỳ vị của trẻ nhỏ nên chữa suy nhược cơ thể. Chích Kê Nội Kim có tác dụng kích thích tiêu hoá, thêm vào táo đỏ lại có tác dụng làm thuốc bổ tỳ vị.
Tài liệu tham khảo
Toàn bộ nội dung được dịch từ mục Học Thuật Lâm Sàng trên website của Trung Quốc Trung Y Dược Báo của biên tập viên Lưu Tê đăng ngày 22/5/2022