Hình ảnh các bạn đang xem là bông hoa Tuyết Nhung được chụp trong nắng ban mai. Tuyết Nhung là tên một loài hoa dại đặc trưng của dãy núi An-pơ nổi tiếng của châu Âu, tên khoa học là Leontopodium Nivale. Tên tiếng Anh của nó được đặt làm tên một bài hát rất nổi tiếng là Edelweiss. Bài hát mang âm hưởng dân ca Áo. Nó được biểu diễn lần đầu trong đại nhạc hội năm 1959. Sau này, một người Trung Quốc tên là Dật Minh (佚铭) đã phiên dịch lời bài hát này và tên Edelweiss được dịch thành Tuyết Nhung Hoa (雪绒花). Một bài hát khuyên trẻ con yêu cây cỏ, yêu quê hương đất nước nên được hưởng ứng khá tốt ở Trung Quốc trong thời kỳ đó. Tên loài hoa này không đặt cho người Trung Quốc, chỉ thấy đặt cho các bé gái ở Việt Nam bằng âm Hán-Việt. Hôm nay nhân ngày sinh nhật của một người mang tên loài hoa này, xin kể một chút hoàn cảnh ra đời bài hát Edelweiss.
Lời bái hát Edelweiss phảng phất chống lại cuộc sáp nhập nước Áo trong cuộc thôn tính Nazi năm 1938-1939. Bài hát Edelweiss đang được viết dang dở thì nhạc sĩ Oscar Hammerstein qua đời vì bệnh ung thư dạ dày. Người bạn thân của ông là nhạc sĩ Richard Rodgers, đã hoàn thiện nó và thay bạn đưa đi trình diễn ở đại nhạc hội The Sound of Music. Họ viết bài hát này để thể hiện sự đồng cảm đến nỗi đau rời xa quê hương của sỹ quan hải quân tên là Georg von Trapp. Thành công của bài hát này chính là đã khiến người nghe nhầm tưởng đây là một bài dân ca Áo thực sự chứ không nghĩ là nó được người thời hiện đại viết nên.
Lời bài hát song ngữ Anh – Trung đơn giản và da diết như sau:
Kỳ thi tốt nghiệp xong rồi mới dám dịch cái này he he. Sợ các mẹ các bố vì quá tin phong thuỷ mà làm ảnh hưởng việc học của các em nhỏ. Mà các bố các mẹ đọc chơi thôi nha, Tây không biết gì về phong thuỷ...
Từ phía trước nhà có một con đường đâm thẳng vào thì gọi là Lộ Xung (đường đâm). Nếu đâm từ phía sau nhà thì gọi là Ám Tiễn. Đâm từ hông nhà là Hiếp Xạ. Còn sau nhà có hai cái chân cột đâm vào thì gọi là...
Chửi tục, mạt sát người khác là một bí quyết. Đó là cách hạ địa vị đối phương xuống thấp hơn mình nên các quý nhân thời cổ đại Trung Quốc rất chú trọng học hỏi.
Trong sách Tả Truyện có ghi chép rằng Sở Thành Vương Muội Giang Mễ...